Các phiên bản Hawker Siddeley Harrier

AV-8A của phi đội VMA-231 với vỏ ngụy trang trong các chuyến bay hoạt động. Harrier có 2 quả bom napan ở cánh phải.Harrier GR.1

Hawker Siddeley Harrier GR.1 là kiểu được sản xuất đầu tiên xuất phát từ Kestrel, nó bay lần đầu tiên vào 28 tháng 12-1967, và bắt đầu phục vụ trong biên chế RAF vào 1 tháng 4-1969. Những chiếc máy bay này được chế tạo tại những nhà máy ở Kingston trên sông Thames phía tây nam London và ở Dunsfold, Surrey. Những nhà máy chế tạo máy bay này nằm cạnh một sân bay được dùng để bay thử nghiệm; cả hai nhà máy hiện đã đóng cửa.

Kỹ thuật nhảy ski cho kiểu cất cánh STOVL dùng cho Harrier sử dụng để phóng đi từ các tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh được kiểm tra tại sân bay của hải quân hoàng gia là RNAS Yeovilton (HMS Heron), Somerset. Những boong tàu dùng để máy bay cất cánh đã được chế tạo với một đường cong hướng lên tới mũi tàu sau những kết luận về thành công của những cuộc thử nghiệm cất cánh.

Kỹ thuật không chiến điều khiển máy bay có hướng trong chuyến bay về phía trước, hay viffing, đã được phát triển bởi USMC trên dòng máy bay Harrier với chiến thuật vượt trội hơn so với máy bay quân địch hay với những vũ khí khác.

Harrier GR.1ATAV-8A Harrier thuộc Phi đội tấn công (Huấn luyện) 203 (VMAT-203) đang đỗ trên đường băng.

GR.1A là một phiên bản nâng cấp của GR.1, thay đổi chính là nâng cấp động cơ Pegasus Mk 102. 58 chiếc GR.1A đã được chế tạo cho RAF, 17 chiếc GR.1A đã được chế tạo và 41 chiếc khác sẽ được nâng cấp.

Harrier GR.3

Harrier GR.3 được đề cao với những cảm biến cải tiến (như một bộ theo dõi bằng laser trong phần mũi được kéo dài) cũng như biện pháp đối phó và một động cơ Pegasus Mk 103 được nâng cấp mạnh hơn và sẽ là sự phát triển cuối cùng thế hệ Harrier thứ nhất. Kiểu Harrier này đã được sử dụng trong Chiến tranh Falklands.

RAF đã đặt chế tạo 118 chiếc GR.1/GR.3 series Harrier.

Harrier T.2

Phiên bản huấn luyện 2 chỗ của RAF (không quân hoàng gia Anh).

Harrier T.2A

Harrier T.2A là một phiên bản nâng cấp của T.2. T.2A được trang bị 1 động cơ phản lực Rolls-Royce Pegasus Mk 102.

Harrier T4

Phiên bản huấn luyện 2 chỗ của RAF.

Harrier T4N

Phiên bản huấn luyện 2 chỗ cho hải quân hoàng gia Anh.

Harrier Mk 52

Máy bay thao diễn 2 chỗ. Chỉ có 1 chiếc được chế tạo.

AV-8A Harrier

Phiên bản tấn công mặt đất một chỗ, hỗ trợ mặt đất, tiêm kích trinh sát. Những chiếc AV-8 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ rất giống với phiên bản GR.1 đầu tiên, nhưng với động cơ của GR.3. 113 chiếc đã được Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Hải quân Tây Ban Nha đặt mua. AV-8A được trang bị với 2 pháo ADEN 30 mm ở dưới thân, và 2 tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Máy bay được trang bị động cơ phản lực Roll-Royce Pegasus Mk 103 lực đẩy 21.500 lbf (95.6 kN). Nó cũng có khả năng thao diễn và là một máy bay tiêm kích trên không đầy sức mạnh, nó có khả năng vượt trội hơn một số máy bay chiến đầu khác. Tên gọi khác của nó là Harrier Mk 50.

AV-8C

Phiên bản nâng cấp AV-8A cho thủy quân lục chiến Mỹ.

AV-8S Matador

Phiên bản xuất khẩu của AV-8A Harrier cho Hải quân Tây Ban Nha. Sau đó cũng được bán cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hải quân Tây Ban Nha gọi loại máy bay này với tên gọi VA-1 Matador. Tên gọi khác là Harrier Mk 53 cho đợt sản xuất đầu tiên và Harrier Mk 55 cho đợt sản xuất thứ hai.

TAV-8A Harrier

Phiên bản huấn luyện 2 chỗ cho thủy quân lục chiến Mỹ. TAV-8A Harrier được trang bị động cơ phản lực sức đẩy 21.500-lb Rolls-Royce Pegasus Mk 103. Tên gọi khác của nó là Harrier Mk 54.

TAV-8S Matador

Phiên bản huấn luyện xuất khẩu của TAV-8A Harrier cho Hải quân Tây Ban Nha. Sau đó bán cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hải quân Tây Ban Nha VAE-1 Matador. Tên gọi khác của nó là Harrier Mk 54.